Trẻ sơ sinh bị đi ngoài là nỗi lo lắng lớn của rất nhiều các bà mẹ. Bởi vì khi bé mới sinh thì đường ruột của bé rất nhạy cảm nên dễ bị đi ngoài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé. Vậy trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ phải làm gì để nhanh khỏi?
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Trước tiên, mẹ cần biết trẻ sơ sinh đi ị bao nhiêu lần 1 ngày là bình thường? Theo đó, trong 6 – 12 giờ sau sinh trẻ thường đi phân su màu xanh đậm, không mùi và kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
Tuy vậy, tùy vào nguồn sữa bé bú mỗi ngày là sữa mẹ hay sữa công thức mà số lần đi ngoài của trẻ sẽ có sự khác nhau:
+ Đối với trẻ bú sữa mẹ: Mỗi ngày đi ngoài khoảng 5 – 6 lần, phân mềm hoặc lỏng và có ít hạt màu trắng, cam hoặc vàng.
+ Đối với trẻ dùng sữa công thức: Số lần đi ngoài ít hơn, tần suất khoảng 1 – 3 lần, phân mềm và có thể chuyển đổi từ xanh xám, vàng hoặc nâu (tùy vào loại sữa).
Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh đi ị nhiều hơn số lần vừa kể trên, có thể kết luận rằng trẻ đang đi ngoài bất thường (hay còn gọi là tiêu chảy).
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Mặc dù đi ngoài là tình trạng phổ biến ở trẻ em, nhưng khó để xác định chính xác nguyên nhân gì gây ra nó. Đi ngoài ở trẻ sơ sinh có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm:
Dị ứng với sữa mẹ
Đa phần, tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hay đi ngoài nhiều là do dị ứng với với một vài thành phần có trong sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh của mẹ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa bé bú. Vì vậy, mẹ nên tránh xa các thực phẩm như đồ chiên, xào, dầu mỡ, uống nước có gas, rượu, trà thảo mộc…
Loại sữa bé uống không phù hợp
Với trẻ được nuôi bằng sữa công thức do mẹ không đủ sữa nuôi con, ngoài dị ứng protein có trong thành phần sữa thì sữa không được pha đúng tỷ lệ, bình sữa không được rửa sạch đều có thể tác động đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Thay đổi chế độ ăn đột ngột
Giai đoạn đầu khi mới tập ăn dặm, hiện tượng trẻ đi đại tiện nhiều lần trong ngày rất dễ xảy ra. Điều này chủ yếu là do hệ tiêu hóa còn non nớt và nhạy cảm của trẻ chưa kịp “làm quen” với những thực phẩm mới.
Nhiễm trùng đường ruột
Bé ị nhiều lần trong ngày rất có thể là dấu hiệu “cảnh báo” bé đang bị nhiễm trùng đường ruột. Đây là căn bệnh do vi khuẩn, virus gây nên, có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn ghế, hay những nơi mà tay chạm vào khiến bé đi ngoài phân lỏng, nôn mửa, đau dạ dày hoặc sốt…
Một số nguyên nhân khác
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy còn do các nguyên nhân khác gây ra như: trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tác dụng phụ của uống thuốc kháng sinh kéo dài…
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?
Số lần đi ngoài và màu sắc phân của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi từ ngày đầu tiên sau khi sinh cho đến 1 tháng tuổi. Khi thấy trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần, mẹ cần bình tĩnh theo dõi để xác định tình trạng này là bình thường hay bất thường.
Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc bác sĩ, nếu bé có một số dấu hiệu dưới đây:
+ Trẻ đi ngoài liên tục và nhiều lần hơn bình thường.
+ Phân có kèm bọt, nhầy, mùi nặng hơn bình thường.
+ Trẻ sốt, bỏ ăn, kèm tiêu chảy nhiều, mất nước, sụt cân nhanh chóng.
+ Trẻ hay quấy khóc khó chịu do đau vùng bụng.
Bởi khi bé đi ngoài liên tục đi ngoài phân lỏng, cơ thể bé sẽ bị hao hụt một lượng lớn nước và điện giải, nếu không được chữa trị kịp thời thì trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, suy thận cấp, hạ huyết áp, ngất xỉu và hôn mê; thậm chí là kiệt nước dẫn tới tử vong.
Trẻ đi ngoài nhiều lần mẹ phải làm gì?
Mẹ có thể áp dụng một vài cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày dưới đây nếu tình trạng không quá nghiêm trọng:
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho bé vô cùng quan trọng để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần. Tùy vào nguồn dinh dưỡng mà bé nạp vào hàng ngày mà điều chỉnh như sau:
+ Với bé đang bú sữa mẹ: Chú ý chế độ ăn uống của mẹ để có nguồn sữa chất lượng cho bé. Chế độ ăn của mẹ nên tăng cường rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, sắt, kẽm và vitamin C; kết hợp bổ sung sữa chua giàu probiotics và uống đủ nước mỗi ngày.
+ Với trẻ uống sữa công thức: Ưu tiên lựa chọn sữa công thức có bổ sung chất xơ, đạm whey để giúp trẻ dễ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất. Đặc biệt, một số loại sữa có bổ sung thêm sữa non, HMO và Lactoferrin giúp trẻ tăng sức đề kháng, đồng thời nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
+ Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm: Tránh những thực phẩm có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt như bánh, soda, thức uống có gas. Đồng thời, nên bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như táo, ngũ cốc, chuối.
Tăng cường lượng sữa cho bé bú để bù nước
Tình trạng trẻ đi đại tiện nhiều lần trong ngày sẽ khiến cơ thể mất rất nhiều nước, chất điện giải cũng như chất dinh dưỡng thiết yếu. Do đó, mẹ cần tăng cường lượng sữa trong ngày cho trẻ để bù đắp đủ lượng nước cũng như dưỡng chất đã bị mất đi.
Lưu ý: Hầu hết trẻ lúc này đều mệt mỏi, bỏ bú vì thế để bé dễ hấp thu mẹ nên chia thành nhiều cữ bú trong ngày.
Để bé có thời gian nghỉ ngơi
Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp bé hồi phục sức khỏe. Hãy đảm bảo tạo cho con không gian yên tĩnh cũng như không nên đánh thức bé nhiều lần.
Vệ sinh sạch sẽ cho bé
Đi ngoài nhiều lần có thể khiến trẻ bị hăm tã, từ đó làm gia tăng lượng vi khuẩn nhiều hơn và khó dứt bệnh. Chính vì vậy, sau mỗi lần trẻ đi ngoài mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên. Đồng thời, dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau mông bé, hoặc rửa bằng nước lá trà xanh để hạn chế vi khuẩn bám trên mông.
Ngoài ra, không tự ý cho bé uống thuốc chống tiêu chảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức để trang bị cho hành trình nuôi con của mình. Bên cạnh áp dụng những cách chữa trẻ sơ sinh bị đi ngoài vừa kể trên, mẹ cần chủ động phòng ngừa cho trẻ bằng cách đảm bảo nguồn nước sạch, thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh phòng ốc, đồ chơi hoặc những đồ dùng khác của trẻ.