Phương pháp phát triển trí thông minh ở trẻ em

09/12/2022
Share

Sinh con và nuôi dạy con, mẹ luôn mong muốn con mình thông minh, học giỏi. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết rằng ngoài yếu tố di truyền thì còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ mà mẹ có thể tác động được: chế độ dinh dưỡng, dạy dỗ chăm sóc của bố mẹ, giáo dục của nhà trường,… Trong đó, sự dạy dỗ chăm sóc của bố mẹ khi con còn nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ ngày càng thông minh hơn khi lớn lên.

Sau đâu là một số phương pháp kích thích sự phát triển trí thông minh ở trẻ em:

Đọc sách và truyện cho trẻ nghe

Việc đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe có tác dụng rất lớn trong việc giúp phát triển não phải trẻ em. Thông qua hoạt động này, trẻ có cơ hội tiếp xúc ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc và có thêm nhiều kiến thức thông tin bổ ích. Với độ tuổi mầm non, phần lớn bố mẹ sẽ cho trẻ đọc cho trẻ nghe và hướng dẫn trẻ đọc theo. Với độ tuổi tiểu học, trẻ đã tự mình đọc sách, đọc truyện được.

Sách truyện nên đa dạng phong phú về chủ đề và phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ban đầu, ba mẹ có thể lựa chọn sách có nhiều tranh ảnh và thuộc những chủ đề gần gũi với trẻ như gia đình, bạn bè, cuộc sống… sau đó dần mở rộng ra các chủ đề khác như khoa học, vật lý, thế giới tự nhiên…

Thông qua nội dung của sách truyện trẻ có thêm nhiều niềm vui và có thể tự mình hình dung ra hình ảnh nhân vật, sự kiện theo suy nghĩ của mình. Từ đó, trí não của trẻ được phát triển về mặt tư duy hình ảnh và trí tưởng tượng – những chức năng tư duy của bán cầu não phải.

Khích lệ trí tưởng tượng của trẻ

Trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, bố mẹ hãy luôn động viên khích lệ trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Bố mẹ càng tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo, tưởng tượng thì não phải của trẻ càng có cơ hội được rèn luyện và phát triển mỗi ngày. Ví dụ như khi trẻ chơi trò chơi lắp ghép hình, ban đầu bố mẹ có thể hướng dẫn và gợi trẻ cho trẻ các mô hình cơ bản, nhưng sau đó hãy để trẻ tự do tưởng tượng để tự lắp ráp các mô hình khác nhau dựa theo ý mình. Sau khi bé hoàn thành mô hình, bố mẹ nên khen ngợi trẻ, và hỏi trẻ tại sao lại lựa chọn mô hình này. Hoặc khi trẻ vẽ tranh, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vẽ lại theo quan sát và tưởng tượng của mình. Bố mẹ không áp đặt những hình mẫu cho trẻ cũng như không đưa ra các nhận xét tiêu cực mà hãy khích lệ, cổ vũ trẻ, giải thích cho trẻ hiểu những chỗ chưa đúng hoặc chưa hợp lý.

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi

Việc khuyến khích trẻ đặt câu hỏi trước các tình huống khác nhau cũng giúp ích rất nhiều trong việc phát triển não phải trẻ em. Bản chất của việc đặt câu hỏi là giúp làm rõ vấn đề chi tiết hơn. Thông qua việc đặt câu hỏi, trẻ sẽ được khơi gợi tính tò mò và tinh thần ham học hỏi. Từ đó, trẻ sẽ có động lực để học tập rèn luyện bản thân mình nhiều hơn.

Quy tắc quan trọng khi trẻ đặt câu hỏi là bố mẹ không nên trả lời ngay mà hãy cùng trẻ phân tích và đưa ra các gợi ý hoặc câu hỏi gợi mở giúp làm sáng tỏ vấn đề. Qua đó, trẻ sẽ có thể phán đoán, liên kết các gợi ý đã có, các yếu tố tương quan và tự tìm ra câu trả lời. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng phán đoán của não phải mà còn giúp phát triển khả năng suy luận của não trái. Rèn luyện dần dần, bố mẹ sẽ nhận thấy tư duy của trẻ ngày càng phát triển tốt hơn.

thought the little beauty girl

Khuyến khích trẻ sử dụng tay trái

Mỗi bán cầu não sẽ có những chức năng khác nhau và điều khiển một nửa bên trái hoặc phải của cơ thể. Bán cầu não phải điều khiển nửa phần cơ thể bên phải. Do đó, việc sử dụng tay trái nhiều trong các hoạt động hằng ngày cũng sẽ giúp kích thích não phải phát triển. Não phải phát triển đồng nghĩa với việc phát triển khả năng sáng tạo, thiên hướng nghệ thuật và khả năng kiểm soát cảm xúc. Vì thế, bố mẹ hãy khuyến khích con sử dụng tay trái để thực hiện một số các hoạt động hằng ngày đơn giản như cầm muỗng, chơi bóng, xếp giấy thủ công…

Cho trẻ chơi các trò chơi phát triển trí não

Việc cho trẻ chơi các trò chơi phù hợp cũng sẽ giúp phát triển não phải trẻ em. Bố mẹ có thể tham khảo một số trò chơi như:

+ Các trò chơi xếp hình: Bố mẹ có thể cho trẻ chơi các trò chơi tranh ghép hình có số mảnh ghép từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp. Trẻ sẽ phải vận dụng trí nhớ, sự tưởng tượng để hoàn thiện lại bức tranh với các mảnh ghép như ban đầu.

+ Các trò chơi với thẻ flashcard: Cho trẻ chơi các trò chơi ghi nhớ cũng là một cách phát triển bán cầu não phải, cụ thể là phát triển trí nhớ thị giác. Bố mẹ có thể cho trẻ cho xem những flashcard có một hình ảnh cụ thể nào đó về con vật, cây cối, nhà cửa… trong 5 – 10 giây, sau đó cất thẻ đi và yêu cầu trẻ mô tả lại những gì quan sát được. Trẻ sẽ phải tưởng tượng lại những hình ảnh đã quan sát được và mô tả lại bằng lời. Trò chơi này cũng giúp trẻ phát triển một phần chức năng ngôn ngữ của não trái.

+ Các trò chơi Tangram: Đây là trò chơi với những mảnh gỗ có hình dáng nhất định và có thể ghép với nhau tạo nên những mô hình khác nhau. Dựa trên trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tạo nên những mô hình độc đáo của riêng mình.

Ưu điểm của những trò chơi này là giúp não phải của trẻ ghi nhớ thông tin hình ảnh, tưởng tượng và chọn lựa. Những trò chơi này lại không hề nhàm chán, mỗi lần chơi trẻ lại có cơ hội thử thách bản thân ở những mức độ cao hơn về độ nhanh nhạy, thời gian hoàn thành, khả năng sáng tạo…

 

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!