Mẹ đã biết lý do vì sao không nên cho trẻ ăn dặm sớm chưa?

13/12/2022
Share

Khi được 4 đến 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sẽ được bắt đầu tập ăn dặm, phối hợp với sữa mẹ và/ hoặc sữa công thức. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics – AAP) khuyến cáo nên bắt đầu ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi. Việc ăn dặm quá sớm, đặc biệt trước 4 tháng tuổi hoàn toàn không được ủng hộ.

  1. Ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì?

Việc cho bé làm quen với các món ăn bên ngoài quá sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

– Cơ quan nội tạng chưa hoàn thiện

Thời điểm ăn dặm quá sớm, khi mà gan và thận của trẻ chưa được phát triển đầy đủ sẽ khiến cho quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng bị cản trở, làm giảm quá trình đào thải chất cặn bã và gây hại cho cơ thể.

Hơn thế, cơ thể trẻ cũng chưa kịp thích nghi với sự bổ sung thực phẩm bên ngoài và gây ra nhiều rối loạn về chuyển hoá hoặc ảnh hưởng lớn tới sự phát triển.

– Hệ tiêu hoá còn non nớt

Hệ tiêu hoá của trẻ mới sinh còn chưa hoàn thiện về kích thước, chức năng và hoạt động bình thường. Nếu để bé tiếp xúc quá sớm với đồ ăn bên ngoài sẽ gây quá tải cho đường tiêu hoá, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như: viêm dạ dày ruột, tắc ruột, táo bón, tiêu chảy…

– Tăng nguy cơ béo phì

Với trẻ nhỏ hơn 5-6 tháng tuổi, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu mẹ cho con bú hoặc uống sữa công thức đầy đủ là đã đáp ứng trọn vẹn nhu cầu dinh dưỡng cho giai đoạn đầu đời của trẻ, mà không cần bổ sung thêm thực phẩm.

Nếu cho con ăn dặm quá sớm, tức là sẽ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng đi vào cơ thể của con, dẫn đến tăng cao nguy cơ béo phì thừa cân, huyết cao, rối loạn đường máu. Điều này sẽ gây cản trở rất lớn đến sự phát triển não bộ, thể chất của trẻ sau này.

– Tăng nguy cơ hóc dị vật

Thời điểm ăn dặm quá sớm sẽ làm khiến trẻ dễ bị hóc thức ăn, do trẻ chưa được thích nghi được việc tiêu thụ đồ ăn có thể chất đặc hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ cần thêm thời gian cho trẻ làm quen với các món ăn từ loãng đến đặc dần, đồng thời để cho khoang miệng phát triển dần dần, tránh để bị nghẹn thức ăn.

– Ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Cho trẻ ăn dặm sớm hơn so với khuyến cáo của chuyên gia dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá, đầy bụng khó tiêu và từ đó làm bé khó ngủ. Lúc này, bé rất dễ tỉnh giấc vào ban đêm, quấy khóc và có thể khiến cho bé lớn chậm.

  1. Mấy tháng thì nên cho trẻ ăn dặm

Theo các nghiên cứu, có thể bắt đầu ăn dặm khi trẻ được 5 tháng hoặc 6 tháng, việc cho trẻ ăn thêm thức ăn bên ngoài cần hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho con. Ngoài ra, mẹ có thể căn cứ vào một số biểu hiện dưới đây để phát hiện trẻ muốn bắt đầu ăn dặm như:

+ Trọng lượng cơ thể tăng gấp 2-3 lần so với lúc vừa mới sinh: lúc này bé cần bổ sung số lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển.

+ Bé đã có thể ngồi vững, giữ đầu ổn định để thực hiện việc ăn dặm.

+ Trẻ biết phối hợp các động tác của mắt, tay, miệng để cầm nắm thức ăn, đưa thức ăn lên miệng.

+ Biết nuốt và khạc đồ ăn ra ngoài.

+ Trẻ tỏ ra vui mừng, thích thú khi được cha mẹ đưa đồ ăn cho hoặc biết ngoảnh đầu từ chối khi không muốn ăn.

Tuy nhiên, nếu trẻ có một số biểu hiện như: ngậm tay, đòi bú thêm sữa, hay tỉnh giấc vào ban đêm thì đây là không phải là những dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm, mà chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường

Lưu ý rằng, mẹ không nên cho con ăn dặm quá muộn (quá 6 tháng) bởi điều này có thể gây bất lợi cho sự phát triển của trẻ như:

+ Trẻ lớn chậm, còi cọc, thấp bé so với bạn bè cùng trang lứa.

+ Bé không cảm thấy hứng thú với đồ ăn bên ngoài, hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức.

+ Trì hoãn việc cho bé làm quen thức ăn, dẫn đến giảm phản xạ ăn nhai, gây khó khăn cho quá trình nhận thức, ghi nhớ hương vị và màu sắc của thực phẩm.

+ Tạo thói quen dựa dẫm, thích được người lớn phục vụ, không tự lập khi ăn uống sau này.

+ Hệ miễn dịch và nhiều cơ quan của trẻ phát triển chậm hơn so với mức bình thường, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa…

  1. Nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm với loại thức ăn nào?

Khi đến thời điểm thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc, hãy bắt đầu với những loại thức ăn có kết cấu và mùi vị đơn giản. Ngũ cốc làm từ bột yến mạch, cháo xay nhuyễn có thể là sự lựa chọn hợp lý để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Một khi trẻ có thể làm quen được với kết cấu mới thức ăn, bố mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn mới thường xuyên hơn, chỉ để đảm bảo chúng có thể dung nạp được.

Lúc bắt đầu cho trẻ ăn dặm, điều quan trọng là ban đầu phải tuân giữ cho thức ăn đặc và luôn đa dạng hóa các loại thực phẩm mà bạn cung cấp. Chuyên gia cũng khuyên bố mẹ nên chuyển từ trái cây sang rau củ, bổ sung các loại thức ăn giàu chất xơ để làm mềm phân. Giai đoạn chuyển tiếp giữa nuôi con bằng sữa sang ăn dặm có thể khiến trẻ bị táo bón.

Vậy khi ăn dặm, bạn không nên cho trẻ ăn gì? Để biết những loại thực phẩm cần tránh cho trẻ sơ sinh ăn dặm, mẹ cần ghi nhớ có một số quy tắc sau đây:

– Tránh những đồ ăn có kích thước lớn cũng như những đồ ăn cứng có thể gây nguy cơ nghẹt thở.

– Đảm bảo thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh và tránh thức ăn có vị cay.

– Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tránh cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi uống mật ong. Nó có thể chứa botulism vi khuẩn gây ngộ độc thịt, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

– Không cho trẻ uống nước trái cây đóng hộp, đồ ngọt hoặc đồ ăn vặt vì chúng chứa nhiều đường và ít chất dinh dưỡng. Chúng cũng khuyến khích các thói quen ăn uống không lành mạnh và có thể khiến con bạn bị béo phì.

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết trong giai đoạn ăn dặm của trẻ như: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, vitamin C,… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!