Ăn dặm kiểu nhật có tốt không?

13/12/2022
Share

Ăn dặm là quá trình trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn thô, là bước chuyển từ giai đoạn chỉ uống sữa sang giai đoạn nhai và nuốt thức ăn. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng con mình. Sau đây, mẹ hãy cùng tìm hiểu về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhé!

  1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, tạo nên thực đơn dinh dưỡng đa dạng dành cho bé. Hình thức ăn dặm này không những giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển của bé mà còn tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với hương vị đồ ăn.

Tiến trình ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ đồ ăn lỏng, được nghiền mịn đến món ăn đặc hơn nhằm giúp bé tập ăn nhai và phù hợp với sự phát triển hệ thống tiêu hoá của trẻ.

Mỗi loại thức ăn khác nhau sẽ được cho vào từng loại đĩa khác nhau để giúp bé dễ ghi nhớ và tập phân biệt các loại thực phẩm khác nhau.

  1. Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ưu điểm

– Đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé: Việc không cho thêm gia vị hay chất phụ gia nào giúp món ăn của trẻ luôn nguyên chất nên rất tốt cho bé.

– Giúp trẻ phát triển vị giác: Việc tách biệt các món ăn trên mâm sẽ giúp trẻ phân biệt kỹ được mùi vị của từng món ăn với nhau. Hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển vị giác của trẻ.

– Bỏ qua giai đoạn ăn thô: Khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bố mẹ sẽ bỏ qua được giai đoạn ăn bột và chuyển hẳn sang ăn cháo loãng cùng rau củ và cơm.

– Hình thành thói quen tự lập: Việc bé tự ngồi trên bàn ăn và chọn món mà mình thích sẽ giúp bé hình thành tư duy tự chủ trong hành động. Điều này giúp bé phát triển được thói quen tự lập trên bàn ăn mà không phụ thuộc vào bố mẹ mớm cho ăn.

– Cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn: Nhờ vào việc làm nhiều món nên trẻ có thể tùy ý chọn món mà mình muốn ăn, từ đó giúp hạn chế tình trạng bỏ bữa của trẻ.

Nhược điểm

– Chuẩn bị các món ăn khác nhau theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường tốn nhiều thời gian.

– Phải dự trữ thức ăn trong tủ lạnh: Mỗi món ăn trong thực đơn thường rất ít nên việc còn thừa lại thực phẩm và cất trữ là điều đương nhiên. Tuy nhiên, việc cất trữ thực phẩm qua ngày dễ làm mất đi độ tươi và mùi vị kém đi ít phần.

– Việc cho trẻ tự chọn món ăn dễ khiến những trẻ kén ăn chọn đi chọn lại một món ăn. Từ dó, làm lượng dinh dưỡng trẻ hấp thụ không còn đa dạng và khó cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết.

  1. Bé ăn dặm kiểu Nhật cần chú ý gì?

Để giúp quá trình ăn dặm kiểu Nhật đạt hiệu quả cao và ít tốn công sức, mẹ cần chú ý những điều như sau:

– Không nên bắt ép trẻ phải ăn quá nhiều, hãy để trẻ được thoải mái ăn uống theo nhu cầu mà bé muốn. Nếu trẻ ăn dặm quá ít, mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

– Khi chế biến, mẹ có thể cho thêm một số nguyên liệu có màu để tạo nên món ăn có màu sắc hấp dẫn. Ngoài ra, mẹ không nên thêm gia vị vào đồ ăn để trẻ cảm nhận được hương vị nguyên chất của thực phẩm và tránh gây hại cho hệ tiêu hoá non nớt của trẻ.

– Thực đơn của bé cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.

– Mẹ cần cho bé ăn dặm theo một giờ giấc cụ thể để trẻ học được cách ăn uống đúng giờ.

– Mẹ có thể cho bé ngồi ăn dặm cùng lúc với cả gia đình ăn cơm, khi đó bé sẽ quan sát và học được cách ăn uống tự lập từ người lớn.

– Khi cho bé làm quen với món ăn mới, mẹ nên cho trẻ ăn trong 3 – 5 ngày.

  1. Gợi ý một số món ăn nên thêm vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Nhằm phát huy tác dụng của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ cần chuẩn bị từ 2 – 4 món ăn khác nhau để bé có thể chọn được món mình mình thích.

Cháo cá lóc

– Nguyên liệu: Cháo 10 gam, thịt cá lóc 10 gam, rau cải 15 gam.

– Cách chế biến: Hấp cá đến khi chín, mềm thì vớt ra bỏ xương và xay nhuyễn. Rau luộc chín và xay nhuyễn. Trộn cá, rau và cháo lại với nhau là có thể cho trẻ ăn.

Cá sốt đậu Hà Lan

– Nguyên liệu: Cá 10 gam, đậu Hà Lan 15 gam, nước luộc rau hoặc nước dashi (một công thức nấu nước từ rau củ quả, dùng phổ biến ở Nhật Bản, có vị mặn đặc trưng).

– Cách chế biến: Hấp cá đến khi chín, mềm thì vớt ra bỏ xương và xay nhuyễn. Hấp đậu Hà Lan đến khi thấy đậu mềm và tỏa hương thì cho ra và xay nhuyễn. Trộn cá, đậu Hà Lan lại với nước luộc rau hoặc nước dashi là có thể cho trẻ dùng được.

Cháo bí đỏ

– Nguyên liệu: Cháo 10 gam, bí đỏ 15 gam, nước luộc rau hoặc nước dashi.

– Cách chế biến: Cắt bí đỏ thành từng lát mỏng và luộc cho mềm, nghiền lát bí đỏ đã luộc cho nhuyễn và mịn. Sau đó, trộn đều bí đỏ cùng nước luộc rau hoặc nước dashi đến khi hỗn hợp hòa quyện là có thể cho trẻ ăn được.

Súp khoai tây

– Nguyên liệu: Khoai tây 5 gam, nước luộc rau hoặc nước dashi.

– Cách chế biến: Luộc mềm khoai tây và nghiền cho đến khi mịn. Trộn đều khoai tây cùng nước luộc rau hoặc nước dashi là bạn đã hoàn thành món súp khoai tây.

Cháo cà rốt

– Nguyên liệu: Cháo 10 gam, cà rốt 10 gam.

– Cách chế biến: luộc cà rốt đến khi mềm thì lấy ra và nghiền nhuyễn. Có thể trộn đều để trẻ ăn hoặc để riêng cho trẻ ăn cũng được.

Khoai tây trộn sữa

– Nguyên liệu: Khoai tây 15 gam, sữa 15 ml

– Cách chế biến: Luộc chín khoai tây cho mềm rồi lấy ra và nghiền nhuyễn. Để sữa vào và trộn lên cho sệt là có thể cho trẻ ăn

Rau cải trộn đậu hũ

– Nguyên liệu: rau cải 15 gam, đậu hũ 15 gam.

– Cách chế biến: Luộc chín chín rau cải và nghiền nhuyễn. Đậu hũ cũng thực hiện tương tự. Trộn đều rau cải và đậu hũ để trẻ ăn.

Cháo bánh mì sữa chua

– Nguyên liệu: cháo 10 gam, bánh mì 10 gam, sữa chua 10 gam.

– Cách chế biến: Để bánh mì vào nước sôi đến khi chín nhừ thì lấy ra. Trộn đều bánh mì nhừ, cháo và sữa chua lại với nhau là có thể cho trẻ ăn.

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về ăn dặm kiểu Nhật, hy vọng bài viết đã giúp mẹ bỉm sữa có hành trang kiến thức tốt cho quá trình ăn dặm của trẻ. Chúc bé sẽ luôn vui thích khi ăn dặm và phát triển toàn diện nhé.

Hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi theo thông tin bên dưới

    Vui lòng để lại lời nhắn/câu hỏi tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 48 giờ (trừ thứ 7, CN và ngày lễ). Cám ơn bạn đã quan tâm đến Mama sữa non!