Có một số cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà có tác dụng tăng cường và bảo vệ niêm mạc dày dày chống lại acid. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:
Chườm ấm chữa đau dạ dày
Chườm ấm hoặc uống nước ấm là một trong những cách giảm đau và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày hiệu quả. Nhiệt độ có thể thư giãn các mạch máu ở vùng thượng vị, hạn chế sự co bóp ở dạ dày và ngăn ngừa cơn đau. Bên cạnh đó, chườm nóng cũng có thể làm tăng tuần hoàn máu đến dạ dày và đường ruột, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.
Để chườm ấm, người bệnh có thể thực hiện như sau:
Sử dụng túi chườm với nhiệt độ từ 50 – 65 độ C;
Chườm trực tiếp lên vùng đau trong vòng 10 – 20 phút;
Để tăng hiệu quả giảm đau, người bệnh nên hít thở sâu để cải thiện sự co bóp của dạ dày.
Lô hội chữa viêm loét dạ dày
Lô hội hay nha đam được chứng minh là rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón và ức chế nồng độ acid trong dạ dày. Ngoài ra, lô hội cũng hổ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét ở dạ dày.
Để chữa viêm loét dạ dày với lô hội, người bệnh thực hiện như sau:
Dùng một lá lô hội, rửa sạch, cắt lấy phần thịt ở bên trong;
Ép phần thịt lô hội thành nước, dùng uống mỗi ngày 2 lần;
Kiên trì uống nước lô hội trong 15 – 20 ngày để cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.
Uống nước bắp cải tươi
Bắp cải tươi là một trong những loại thực phẩm có chứa axit lactic, có thể giúp cơ thể sản xuất một loại acid amin kích thích lưu thông máu đến niêm mạc dạ dày, hỗ trợ giảm đau dạ dày và chữa lành các tổn thương. Ngoài ra, bắp cải tươi có chứa một lượng vitamin C dồi dào, có thể chống lại vi khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày.
Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà với nước ép bắp cải như sau:
Sử dụng nửa cái bắp cải tươi, rửa sạch, cắt thành từng đoạn nhỏ;
Cho bắp cải vào máy xay với một ít nước, xay đến khi nhận được một hỗn hợp đặc như nước trái cây;
Dùng uống nước ép bắp cải trước mỗi mỗi bữa ăn và lặp lại mỗi ngày trong tuần.
Điều trị viêm loét dạ dày với chuối
Chuối có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày bằng cách thúc đẩy tăng sinh các tế bào trong dạ dày. Ngoài ra, chuối cũng chứa một số hợp chất kháng khuẩn nhất định, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori gây loét dạ dày. Chuối cũng hỗ trợ giảm viêm và củng cố niêm mạc dạ dày.
Cả chuối chín và chuối chưa chín đều có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng cách ăn khoảng 3 quả chuối mỗi ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể bóc vỏ 2 – 3 quả chuối và cắt thành từng lát mỏng, phơi dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi khô hoàn toàn. Nghiền các miếng chuối khô thành bột mịn. Khi dùng thì trộn 2 thìa bột chuối với 1 thìa mật ong, dùng uống. Thực hiện phương pháp này 3 lần mỗi ngày, liên tục trong một tuần để cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.
Tỏi chữa loét dạ dày tại nhà
Tỏi là một cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà hiệu quả và an toàn. Tỏi rất giàu lưu huỳnh có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn. Tất cả các đặc tính này đều có tác dụng kiểm soát mức độ vi khuẩn gây viêm loét dạ dày (vi khuẩn H . pylori).
Một số nghiên cứu cho biết, việc sử dụng tỏi sống có tác dụng kháng khuẩn, chống lại vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Điều này có thể hỗ trợ điều trị hoặc phòng ngừa một số bệnh lý dạ dày, tá tràng liên quan đến vi khuẩn H. pylori, bao gồm ung thư dạ dày.
Để chữa viêm loét dạ dày với tỏi, người bệnh có thể ăn từ 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày, sau đó uống một cốc nước khi bụng đói.
Mật ong cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày
Mật ong nguyên chất có đặc tính chữa bệnh mạnh, thường được dùng để điều trị viêm loét dạ dày tại nhà. Cụ thể, trong mật ong có chứa glucose oxidase có thể tạo ra hydrogen peroxide, từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây loét dạ dày. Ngoài ra, mật ong cũng có thể ức chế quá trình phát triển vi khuẩn H. pylori và phòng ngừa các nguy cơ liên quan.
Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày bằng cách uống 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất hàng ngày vào lúc sáng sớm khi bụng đói. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thêm một thìa cà phê mật ong và một ít húng quế vào cốc nước ấm, dùng uống hai lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.
Chữa viêm loét dạ dày với gừng
Gừng chứa một số hợp chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị táo bón, đầy hơi, trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày. Ăn gừng tươi mỗi ngày vào buổi sáng có thể loại bỏ vi khuẩn H. pylori gây ra viêm loét dạ dày.
Các hợp chất phenolic của gừng có tác dụng giảm kích ứng đường tiêu hóa, làm giảm khả năng sản xuất acid và giảm co thắt dạ dày. Gừng cũng có thể làm giảm viêm, buồn nôn và cải thiện cơn đau do co thắt dạ dày.
Người bệnh có thể sử dụng gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ, thái thành hạt lưu, sau đó sử dụng để nấu ăn. Gừng cũng có thể được ăn sống, pha trà hoặc thêm vào các món canh để tăng hương vị.
Điều quan trọng là người bệnh cần sử dụng gừng ở mức vừa phải. Sử dụng khoảng 4 gram gừng mỗi lần là đủ để giảm đau dạ dày và không khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nghệ chữa loét dạ dày
Nghệ là loại dược liệu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm các vấn đề về dạ dày và đường tiêu hóa. Nghệ rất giàu các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm. Trong y học cổ truyền, nghệ được sử dụng để giảm đau dạ dày, cải thiện chứng ợ nóng, viêm và viêm loét dạ dày.
Thành phần chính của nghệ tươi và chiết xuất nghệ là curcumin. Hoạt chất này có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn H. pylori và thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Do đó, sử dụng nghệ thường xuyên có thể kiểm soát các vi khuẩn liên quan đến vết loét, giúp vết loét nhanh lành và hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ ung thư.
Nghệ có thể được thêm vào công thức nấu ăn, phơi thành bột và dùng để pha trà. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất nghệ theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.
Tuy nhiên, nghệ là một chất làm pha loãng máu tự nhiên. Do đó, người bệnh không nên sử dụng nghệ nếu đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc sắp phẫu thuật. Nghệ cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp và khiến các vấn đề ở túi mật trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng nghệ.
Rễ cam thảo chữa viêm loét dạ dày
Rễ cây cam thảo được sử dụng như một loại dược liệu điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng. Thành phần chính của cam thảo là Glycyrrhizin. Khi được cơ thể chuyển hóa, Glycyrrhizin sẽ biến thành axit glycyrrhetinic. Axit này được hấp thụ vào máu và có thể chống lại vi khuẩn H.pylori, hỗ trợ điều trị tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn.
Rễ cam thảo cũng có thể làm tăng tiết chất nhầy trong dạ dày và ngăn ngừa sự hình thành của các vết loét.
Người bệnh có thể tham khảo cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà bằng cách thêm một thìa cà phê bột cam thảo vào một cốc nước, đun sôi sau đó để lửa nhỏ trong 5 phút. Lọc lấy phần nước, để trà nguội, sau đó cho thêm một ít mật ong, dùng uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng viên cam thảo bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng loét dạ dày.
Lưu ý: Cam thảo không thích hợp cho người bị huyết áp cao, do hàm lượng glycyrrhizin có thể gây tác động xấu đến huyết áp.
Uống nước hoặc sữa dừa
Nước dừa và các sản phẩm từ dừa có đặc tính kháng khuẩn, do đó rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nước dừa và nước cốt dừa có đặc tính chống loét.
Theo một số nghiên cứu, chiết xuất ethanolic có trong dừa có thể phòng ngừa viêm loét dạ dày ở những người thường xuyên sử dụng aspirin. Các nguyên cứu cũng cho biết, dầu dừa nguyên chất có đặc tính chống oxy hóa trong việc kiểm soát quá trình tổng hợp prostaglandin và bảo vệ các tổn thương do phản ứng oxy hóa.
Để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, người bệnh có thể uống vài cốc nước dừa tươi hoặc nước cốt dừa mỗi ngày. Bên cạnh đó, ăn kèm phần thịt dừa cũng có thể làm tăng hiệu quả điều trị. Thực hiện phương pháp điều trị trong ít nhất một tuần để đạt hiệu quả như mong muốn.
Ngoài ra, uống một thìa dầu dừa vào buổi sáng và một thìa vào ban đêm trong khoảng một tuần cũng có thể cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Dầu dừa cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tránh nguy cơ đầy hơi, chướng bụng.