Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của con yêu về cả thể chất lẫn trí tuệ. Vậy rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu để phát hiện bệnh sớm và đưa ra những giải pháp điều trị kịp thời.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này, do đây là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định. Khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt đáng kể. Hậu quả là khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. Về sau, trẻ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa trẻ em
Nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng dưới tác động gắng sức của cơ thể. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm: bú quá no, các cữ bú quá gần nhau, mới đổi loại sữa mới, lỗ núm vú cao su quá to hoặc quá nhỏ, nằm bú không đúng tư thế.
Khoảng 75% nôn trớ ở trẻ hết sau khi trẻ được 1 tuổi nên còn được gọi là nôn trớ sinh lý. Để hạn chế nôn trớ sinh lý, cha mẹ cần chú ý cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, không cần bú no quá trong mỗi cữ bú, cho bé bú đúng tư thế; để bé nằm nghỉ sau khi nôn xong, không nên cho bú sữa ngay. Nếu việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có hiệu quả thì cha mẹ có thể cho bé dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đây là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ, thường là do nhiễm virus gây bệnh đường ruột hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc ăn phải thức ăn ôi thiu, kém chất lượng…
Tiêu chảy là một biểu hiện cho thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nếu kéo dài có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không bù nước, bù điện giải kịp thời.
Táo bón
Táo bón là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ đi ngoài không thường xuyên(ít hơn 3 lần 1 tuần), phân khô rắn, cứng, bụng bị cứng, có cảm giác đau và mót đi cầu nhưng không đi được là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị táo bón.
Khi bị táo bón, trẻ sẽ dễ bỏ bữa, biếng ăn, đau bụng và quấy khóc. Nếu táo bón kéo dài sẽ khiến cơ thể trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa.
Đau bụng
Đau bụng là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Nhiều trẻ nhỏ chưa biết nói nên không thể biểu đạt cho ba mẹ biết tình trạng sức khỏe của mình. Có thể quan sát trẻ bị đau bụng qua các biểu hiện như: trướng bụng, khóc nhiều, mặt trẻ đỏ hoặc tái, chân thường co lên bụng, hai tay nắm chặt…
Đau bụng có thể do trẻ quá đói hoặc quá no, trẻ bị thoát vị bẹn hay bị lồng ruột cũng gây nên tình trạng này.
Đầy hơi, ợ hơi
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có các triệu chứng như đầy bụng, trướng hơi. Bé thường ợ hơi liên tục, bụng căng to, đánh hơi nhiều lần. Ngoài ra, nhiều trẻ còn bị hôi miệng.
Khi bị đầy hơi, chướng bụng, trẻ thường kém ăn, lười ăn hơn bình thường do khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn giảm.
Trẻ chậm lớn
Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa của trẻ làm việc không hiệu quả. Khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng giảm sút khiến cơ thể bé không nhận đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Điều này khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển, trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng có thể khiến bé còi xương, suy dinh dưỡng.
Đi ngoài phân sống
Hệ tiêu hóa của bé mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là nguyên nhân gây nên hiện tượng đi ngoài phân sống. Thông thường, trong đường ruột sẽ chứa 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn để giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và thải trừ độc tố diễn ra bình thường.
Khi bị rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cụ thể là hại khuẩn tăng nhiều sẽ gây ra loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng như: đi ngoài phân sống, phân lỏng, phân lẫn chất nhầy, đầy bụng.
Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế, mẹ cần cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và cho trẻ bú càng lâu càng tốt để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể trẻ. Nếu không có sữa hoặc sữa không đủ để cung cấp cho trẻ, mẹ cần trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để tìm được loại sữa thay thế phù hợp, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cho mẹ và trẻ
Trong quá trình mang thai và cho con bú, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại thực phẩm tốt và hạn chế các loại thực phẩm có hại giúp mẹ và trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất. Khi trẻ ăn dặm mẹ nên chú ý đến khẩu phần ăn, tỷ lệ các chất và bổ sung thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa để đường ruột của bé phát triển tốt hơn.
Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh trẻ
Mẹ nên cho trẻ vui chơi ở môi trường lành mạnh, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh trẻ. Mẹ hãy luôn chú ý giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn. Đồng thời, tập cho trẻ thói quen rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cho trẻ vận động điều độ và hợp lý giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, bởi khi trẻ vận động sẽ giúp cân bằng hoạt động bài tiết men tiêu hóa và cân bằng nhu động ruột.
Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn giúp ức chế sự phát triển của hại khuẩn, lấy lại sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thông qua sản phẩm Mama sữa non star Biotic. Mama sữa non star Biotic chứa 64 tỷ bào tử lợi khuẩn cho mỗi lon 800g (Bào tử lợi khuẩn ưu việt hơn hẳn lợi khuẩn ở các sữa thông thường vì nó có thể chịu được nhiệt độ lên đến 80oC và đi qua được axit dạ dày). Bào tử lợi khuẩn giúp tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hoá, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng hấp thu, giúp trẻ hết táo bón, tiêu chảy, phân sống, rối loạn tiêu hoá, từ đó giúp trẻ ham ăn hơn, tăng cân đều.